Hotline hỗ trợ
Sơn cách điện dây đồng chuyên dụng EL601

Sơn cách điện dây đồng là một lớp sơn chuyên dụng được phủ lên dây dẫn điện bằng đồng nhằm tạo lớp cách điện giữa các vòng dây, đồng thời bảo vệ dây khỏi tác động cơ học, độ ẩm, bụi bẩn, và hóa chất.

Sơn cách điện dây đồng được sử dụng hầu hết trong các thiết bị điện có cuộn dây. Từ dân dụng đến công nghiệp. Ví dụ như dễ gặp nhất là các motor điện tử, máy biến áp, máy phát điện, bơm nước, quạt công nghiệp, máy nén khí…

Vai trò chính của sơn cách điện dây đồng:

Ngăn ngừa chập mạch giữa các vòng dây vì dây đồng khi quấn sát nhau có thể bị rò rỉ điện nếu không được cách điện tốt.

  • Trong cuộn dây motor, dây đồng được quấn thành nhiều lớp, nhiều vòng sát nhau. Nếu không có lớp sơn cách điện, dòng điện sẽ rò rỉ giữa các vòng dây. Gây ra trạng thái bất thường trong mạch điện khi dòng điện đi theo một đường dẫn ngoài ý muốn có điện trở rất thấp, khiến dòng điện tăng đột ngột.
  • Khi sự cố này xảy ra, điện trở giảm đột ngột, motor sinh nhiệt cao, từ đó gây cháy cuộn dây, chập cháy rơ le bảo vệ, thậm chí là cháy thiết bị.
  • Sơn cách điện chính là lớp ngăn cách dòng điện giữa các vòng dây, giúp dòng điện chạy đúng hướng, đúng tải, đúng với thiết kế tổng thể của sơ đồ điện.

Tăng cường độ bền cơ học. Lớp sơn cách điện giúp dây chắc chắn hơn, khó bong tróc, chống mài mòn khi vận hành ở tốc độ cao.

  • Motor khi hoạt động sẽ tạo ra dao động và rung động liên tục. Nếu dây không được cố định chắc chắn bởi lớp sơn phủ, các vòng dây có thể cọ xát, rung gãy hoặc xê dịch, dẫn đến chạm vỏ hoặc phá vỡ liên kết trong cuộn dây.
  • Sơn cách điện đặc biệt là loại có độ đàn hồi tốt như EL601 sẽ giúp cố định toàn bộ cấu trúc dây sau khi quấn. Lớp sơn như một lớp keo gia cố vừa giữ dây, vừa bảo vệ chống rung nứt.

Lớp sơn tốt giúp dây hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt. Đồng thời kháng nhiệt, kháng ẩm, kháng hóa chất.

Trong môi trường thực tế như nhà máy thực phẩm, trạm bơm nước, xưởng cơ khí… độ ẩm và dầu mỡ luôn là kẻ thù tiềm ẩn của hệ thống điện. Chỉ cần lớp cách điện bị rạn hơi nước hay bụi mịn len vào sẽ dễ dàng gây phóng điện, chập mạch, hoặc điện trở cách điện sụt giảm.

Một lớp sơn cách điện tốt phải:

  • Kháng ẩm tốt
  • Không bị rạn nứt do nhiệt
  • Chịu được dầu mỡ hoặc hóa chất nhẹ trong không khí

Cải thiện hiệu suất motor và thiết bị điện nhờ hạn chế tổn thất điện năng. Tăng độ bền của lớp cách điện.

  • Một motor nếu được xử lý sơn cách điện đúng cách có thể hoạt động ổn định 3–5 năm không cần can thiệp nhiều về mặt kỹ thuật. Ngược lại, nếu chủ quan, thi công sơ sài hoặc dùng loại sơn rẻ tiền không đảm bảo chất lượng, chỉ sau 3–6 tháng là xuất hiện rò điện, bong tróc, hoặc lớp dây bị thâm đen do chạm mạch điện.
  • Chi phí khắc phục sau khi motor cháy rất cao so với chi phí sử dụng đúng dòng sơn cách nhiệt ngay từ đầu.
  • Các kỹ thuật viên và thợ xây dựng đều khuyến cáo khách hàng nên sử dụng dòng sơn cách điện có phù hợp với môi trường để đảm bảo độ bền và sự an toàn của thiết bị trong suốt quá trình sử dụng. 

Là người trực tiếp làm việc với motor, máy biến áp và các thiết bị điện xoay quanh cuộn dây mỗi ngày, Công ty Phú Giang luôn tư vấn với Khách hàng khi chọn sơn cách điện cho dây đồng không phải chỉ chọn một lớp sơn đẹp mắt để trang trí mà còn là lựa chọn sự an toàn tối ưu trong hệ thống cách điện.

Phân loại sơn cách điện theo cấp nhiệt và môi trường sử dụng

Việc chọn đúng cấp nhiệt và tính năng sơn theo môi trường là yếu tố sống còn đối với tuổi thọ thiết bị. Nếu chọn sai loại sơn, thiết bị sẽ nhanh chóng bị suy giảm cách điện, gây:

  • Rò điện, chập mạch
  • Giảm hiệu suất vận hành
  • Phát sinh chi phí bảo trì không lường trước

Phân loại theo nhiệt độ hoạt động tiêu chuẩn quốc tế

Sơn cách điện được phân loại như sau:

Class nhiệt độ Nhiệt độ tối đa (°C) Ứng dụng điển hình
Class B 130°C Sử dụng ở môi trường khô, nhiệt độ phòng. 

Ứng dụng: quạt điện, motor dân dụng, máy khâu, tủ lạnh

Class F 155°C Sử dụng ở xưởng sản xuất có dầu/ẩm cao. 

Ứng dụng dành cho: motor công nghiệp nhẹ, bơm nước, quạt lớn, servo motor

Class H 180°C Ở các môi trường có độ ẩm cao >85%, nhà máy, môi trường hóa chất. 

Ứng dụng thường gặp: máy phát, motor chạy 24/7, xưởng nóng, điều kiện khắc nghiệt

Class 200 – 220 200–220°C Sử dụng ở các khu vực có độ rung cao. 

Ứng dụng dành cho: máy biến áp cao thế, thiết bị chuyên dụng ngành thép, hóa chất

Theo báo cáo kỹ thuật của Hiệp hội dịch vụ thiết bị điện – Mỹ, trên 38% sự cố motor bắt nguồn từ việc chọn sai cấp nhiệt cho lớp cách điện. Chính vì vậy, khi lựa chọn sơn cách điện cho dây đồng cần phải lựa chọn theo cấp nhiệt và môi trường sử dụng để gia tăng tuổi thọ cao nhất cho thiết bị. Nếu chọn sai sơn hoặc không đúng môi trường có thể gây ra hư hỏng thiết bị, chập cháy, tổn thất lớn.

Lưu ý khi sơn cách điện dây đồng

  1. Sơn không đúng lúc, cả cuộn dây đều hư hỏng

Theo khuyến cáo của các kỹ thuật viên đừng nên sơn khi dây còn ẩm hoặc chưa làm sạch hoàn toàn. Nhiều thợ mới nghĩ rằng chỉ cần lau sơ bằng khăn hoặc phun sơn lên rồi sấy là xong. Sai lầm này tạo nên lỗi nghiêm trọng cho cuộn dây.

  • Độ ẩm sẽ tạo bọt khí và gây ra nứt màng sơn dẫn đến rò điện.
  • Dầu mỡ sót lại làm mất khả năng bám dính của sơn. Đồng thời dẫn đến bong tróc sau vài tháng.

Giải pháp: Sấy cuộn dây ở 60–70°C ít nhất 30 phút trước khi sơn, và kiểm tra bằng giấy đo ẩm (nếu có). Dùng dung môi kỹ thuật chuyên dụng để tẩy dầu, đặc biệt sau khi quấn dây lại hoặc sửa chữa.

  1. Phun sai khoảng cách làm giảm 30-40% hiệu suất cách điện

Một lỗi cơ bản nhưng cực kỳ phổ biến: phun sơn quá gần hoặc quá xa khiến lớp màng sơn dày mỏng không đều, gây:

  • Chỗ quá dày: giữ nhiệt, dễ nứt khi motor nóng lên.
  • Chỗ quá mỏng: điện phóng qua, mất cách điện.

Khuyến cáo khoảng cách chuẩn: 15–25 cm, phun từng lớp mỏng, theo hình zíc zắc ngang đều tay, giữ tay ổn định.

  1. Không chờ khô giữa các lớp dẫn đến màng sơn nổ bong bóng, nhăn nhúm

Công ty Phú Giang từng nhận một motor 22kW bị sự cố chỉ sau 2 tuần vận hành. Kiểm tra, thấy màng sơn nhăn và có mùi dung môi. Lý do là vị thợ phun liên tục 3 lớp trong 5 phút, không để lớp đầu thoát hơi.

Khuyến cáo: mỗi lớp phải khô bề mặt trước khi phun lớp tiếp theo.
Với EL601 thời gian lý tưởng là 10–15 phút/lớp ở 25°C, độ ẩm <60%.

  1. Không kiểm tra điện trở cách điện sau khi sơn

Sau khi sơn xong lớp cách điện cần kiểm tra lại bằng thiết bị chuyên dụng. Điện trở cách điện là ghi nhận bằng chứng tốt nhất để xác nhận lớp sơn đạt hay không. Nếu không đạt có thể xử lý ngay sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị và người dùng về sau.

Cách thức kiểm tra: dùng đồng hồ megohm meter hoặc thiết bị chuyên dụng đo điện trở để đo giữa cuộn dây và vỏ motor:

  • Trị số điện trở đạt: ≥ 20 MΩ với motor dân dụng, hoặc theo tiêu chuẩn ISO/IEC của nhà máy.
  • Nếu < 1 MΩ: cần sấy lại hoặc sơn lại.
  1. Không dùng nguồn nhiệt trực tiếp để sấy – Gây cháy lớp sơn

Từng có một số trường hợp thợ sơn không lành nghề đã sử dụng đến hộp quẹt gas để sấy motor. Hậu quả dẫn đến lớp sơn cháy giòn, bong, khét mùi, mất hết tính chất điện môi.

Đề nghị: luôn sấy bằng máy sấy, thiết bị sấy chuyên dụng, giữ nhiệt từ 60–80°C, trong thời gian từ 2–4 giờ đồng hồ để sơn ổn định hoàn toàn. Hoặc thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất cung cấp.

  1. Không thi công ở nơi có độ ẩm cao hoặc bụi bẩn

Đặc biệt cần hạn chế thi công vào thời điểm sáng sớm. Bởi vì thời gian này độ ẩm không khí rất cao. Sơn lúc này dễ tạo bọt khí li ti trong màng sơn, lâu khô, giảm hiệu quả điện môi.

Điều kiện lý tưởng để thi công

  • Nhiệt độ môi trường: 20–30°C
  • Độ ẩm: < 70%
  • Tránh gió lùa mạnh, mùi dầu mỡ trong không khí.

Quy trình thi công chuyên nghiệp

Bước 1: Làm sạch và sấy khô

  • Dùng khí nén, bàn chải mềm hoặc vải sạch lau sạch bụi, mạt đồng, vết dầu.
  • Sấy dây ở 60–80°C trong 1–2 giờ để loại bỏ hoàn toàn độ ẩm.

Không thi công sơn nếu dây còn ẩm hoặc dính dầu sẽ gây phồng, nứt lớp sơn sau vài ngày hoạt động.

Bước 2: Phun sơn cách điện

    • Dùng sơn dạng xịt (như Sprayon EL601) hoặc sơn quét/nhúng nếu có điều kiện công nghiệp.
    • Giữ khoảng cách phun: 10–25cm, di chuyển đều tay theo chiều ngang hoặc xoắn ốc quanh cuộn dây. Phụ thuộc vào từng dòng sơn sẽ có khoảng cách khác nhau.
  • Phun từng lớp mỏng, không phun quá dày (độ dày tổng nên kiểm soát khoảng 35–50µm).
  • Giữa mỗi lớp cách nhau 10–20 phút cho bay hơi dung môi.

Bước 3: Sấy đóng rắn

  • Khô hoàn toàn ở nhiệt độ phòng sau 12–24h hoặc nung sấy ở 80–90°C trong 2–4h để rút ngắn thời gian.
  • Đo lại điện trở cách điện: đạt ≥ 1–20 MΩ tùy yêu cầu thiết bị.

Tình huống thực tế từ khách hàng

Một khách hàng trong ngành sản xuất thực phẩm liên hệ công ty Phú Giang khi motor bơm nước 15HP thường xuyên bị “nhảy CB” sau 3 tháng vận hành dù mới bảo trì. Kiểm tra cho thấy:

  • Lớp sơn cách điện bị bong từng mảng nhỏ.
  • Dây đồng bị ố màu, đo điện trở xuống còn ~0.8 MΩ.
  • Nguyên nhân xác định: sơn bằng sản phẩm cách điện Class B, không chịu được nhiệt 60–70°C môi trường xưởng.

Giải pháp đã được xử lý: Thay thế bằng Sprayon EL601, lớp mỏng, chịu nhiệt Class F, và thi công trong phòng hút ẩm đạt chuẩn. Sau 3 tháng vận hành lại, thiết bị ổn định, điện trở sau kiểm tra vẫn ≥ 15 MΩ.

Như vậy, có thể thấy chất lượng cách điện không chỉ nằm ở loại sơn mà còn ở cách thi công Để được tư vấn tốt nhất về các dòng sơn cách điện phù hợp với dây đồng và môi trường sử dụng, Quý khách liên hệ với Công ty Phú Giang. Chúng tôi với đầy đủ các giấy tờ, quy cách, giá thành hợp lý cho từng dòng sản phẩm sơn cách điện dây đồng là lựa chọn hoàn hảo cho mọi nhu cầu của khách hàng. 

mua-son-cach-dien-motor
Mua sơn cách điện dây đồng chính hãng tại công ty Phú Giang

Lợi thế của chúng tôi:

  • Nhập khẩu trực tiếp có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận
  • Chất lượng hàng đầu, đạt tiêu chuẩn về an toàn, quy trình sản xuất
  • Giá thành cạnh tranh
  • Có chế độ bảo hành, bảo trì lâu dài
  • Giao hàng tận nơi

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của bạn và giải đáp các thông tin sản phẩm 24/7:

Hotline: 0847 059 495

Email: phugiang3638@gmail.com

Địa chỉ: Số 28/9 đường TX38, khu phố 3, P. Thạnh Xuân, Quận 12, TP. HCM

zalo